BỆNH LÝ SINH SẢN THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG
05/11/16 01:11:15 Lượt xem: 35110
Người ta thường nói “Tốt đực tốt cả đàn, tốt nái tốt ổ” nghĩa là phạm vi ành hưởng của heo đực giống cho cả đàn heo. Nhu vậy việc nuôi dưỡng và chăm sóc, cũng như sử dụng heo đực giống đều phải được coi trọng.Một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi đực giống như sau:
1. Vô tinh
Là hiện tượng không có tinh trùng ở trong tinh dịch. tinh trùng không được hình thành và vô tinh xảy ra trong bệnh ẩn tinh hoàn (cả 2 tinh hoàn), tinh hoàn kém phát triển, các quy trình thoái hóa trong tinh hoàn do thiếu dinh dưỡng, do bệnh, do sử dụng đực quá mức hoặc do viêm ống dẫn tinh. Cần loại thải những con đực giống này.
2. Ít tinh
Là giai đoạn trung gian chuyển tiếp đến vô tinh hoặc quá trình tạo tinh đang hồi phục. Trong bệnh này ở tinh dịch số lượng tinh trùng ít, đôi khi hoạt dục của con đực rất tốt nhưng sức sống của tinh trùng lại rất yếu.
Nguyên nhân gây hiện tượng này cũng giống như nguyên nhân gây hiện tượng vô tinh, để khắc phục cần loại bỏ các yếu tố bất lợi: nếu tinh hoàn kém phát triển cần cải thiện thức ăn và chăm sóc đực giống tốt, có thể dùng huyết thanh ngựa chửa hoặc mát - xa tinh hoàn, phương pháp hiệu quả là cho đực tiếp xúc với nái chịu đực.
Nếu quá trình tạo tinh rối loạn do thức ăn thì cần cải thiện thức ăn ( bổ sung giá đỗ, ngô mầm, thóc mầm, trứng gà...)
3. Lãnh tinh
Là trường hợp tinh trùng không chuyển động ở trong tinh dịch tươi, nguyên nhân gây ra bệnh này rất nhiều nhưng phổ biến hơn cả là do rối loạn chức năng của phó tinh hoàn. Các quá trình viêm cấp tính và mãn tính tinh hoàn, phó tinh hoàn và các màng của chúng xảy ra do nhiễm trùng, chấn thương và băng giá gây nên rối loạn chế độ điều tiết nhiệt trong quá trình tạo tinh trùng ở trong tinh hoàn và giữ chúng ở trong ống dẫn của phó tinh hoàn. Các nguyên nhân đó dẫn đến tinh trùng bị chết, bất động và thay đổi thành phần cấu tạo.
Lãnh tinh tạm thời có thể xảy ra khi nhiệt độ tinh hoàn và tinh hoàn tăng cao do nhệt độ môi trường quá nóng hoặc do chuồng bẩn phân, rác bám chặt vào bìu tinh hoàn làm tăng nhiệt.
Chứng lãnh tinh xảy ra khi các tuyến sinh dục phụ và túi đựng tinh của ống dẫn tinh bị bệnh, khi xuất tinh các chất tiết bệnh lý trộn lẫn vào tinh làm tinh trùng yếu đi hoặc bị chết.
Lãnh tinh còn gặp khi nghỉ lâu giữa 2 lần giao phối hoặc chế độ sử dụng bất hợp lý, chế độ ăn uống không đảm bảo, thức ăn thiếu Vitamin và khoáng, thiếu vận động. Trong trường hợp này cần loại bỏ các yếu tố bất lợi. Hàng ngày cần vệ sinh bao tinh hoàn Lợn bằng nước sạch. Trong mùa hè cần tắm mát hàng ngày.
4. Tinh trùng kỳ hình
Kiểu kỳ hình của tinh trùng có các dạng sau: Đầu biến dị, có hai đầu, gãy cổ, đầu cách ly, đuôi cong hoặc bẻ gập, hai đuôi, đuôi to... tinh trùng có đầu to quá hoặc bé quá nói lên sự rối loạn chức năng của tinh hoàn (viêm mãn tính, bị nóng quá). Nếu tinh trùng bị dị dạng đuôi và dập thì liên quan tới trạng thái bệnh lý ở ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, rối loạn chức năng điều tiết nhiệt của bao tinh hoàn hoặc do tinh hoàn quá nóng. Trường hợp đuôi tinh trùng bị vặn có thể là do nước lạnh lẫn vào tinh.
Yêu cầu tối thiểu cho hoạt lực tinh trùng là 0.8, nếu quá 20% kỳ hình sẽ phải loại thải.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng tinh dịch để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Là hiện tượng không có tinh trùng ở trong tinh dịch. tinh trùng không được hình thành và vô tinh xảy ra trong bệnh ẩn tinh hoàn (cả 2 tinh hoàn), tinh hoàn kém phát triển, các quy trình thoái hóa trong tinh hoàn do thiếu dinh dưỡng, do bệnh, do sử dụng đực quá mức hoặc do viêm ống dẫn tinh. Cần loại thải những con đực giống này.
2. Ít tinh
Là giai đoạn trung gian chuyển tiếp đến vô tinh hoặc quá trình tạo tinh đang hồi phục. Trong bệnh này ở tinh dịch số lượng tinh trùng ít, đôi khi hoạt dục của con đực rất tốt nhưng sức sống của tinh trùng lại rất yếu.
Nguyên nhân gây hiện tượng này cũng giống như nguyên nhân gây hiện tượng vô tinh, để khắc phục cần loại bỏ các yếu tố bất lợi: nếu tinh hoàn kém phát triển cần cải thiện thức ăn và chăm sóc đực giống tốt, có thể dùng huyết thanh ngựa chửa hoặc mát - xa tinh hoàn, phương pháp hiệu quả là cho đực tiếp xúc với nái chịu đực.
Nếu quá trình tạo tinh rối loạn do thức ăn thì cần cải thiện thức ăn ( bổ sung giá đỗ, ngô mầm, thóc mầm, trứng gà...)
3. Lãnh tinh
Là trường hợp tinh trùng không chuyển động ở trong tinh dịch tươi, nguyên nhân gây ra bệnh này rất nhiều nhưng phổ biến hơn cả là do rối loạn chức năng của phó tinh hoàn. Các quá trình viêm cấp tính và mãn tính tinh hoàn, phó tinh hoàn và các màng của chúng xảy ra do nhiễm trùng, chấn thương và băng giá gây nên rối loạn chế độ điều tiết nhiệt trong quá trình tạo tinh trùng ở trong tinh hoàn và giữ chúng ở trong ống dẫn của phó tinh hoàn. Các nguyên nhân đó dẫn đến tinh trùng bị chết, bất động và thay đổi thành phần cấu tạo.
Lãnh tinh tạm thời có thể xảy ra khi nhiệt độ tinh hoàn và tinh hoàn tăng cao do nhệt độ môi trường quá nóng hoặc do chuồng bẩn phân, rác bám chặt vào bìu tinh hoàn làm tăng nhiệt.
Chứng lãnh tinh xảy ra khi các tuyến sinh dục phụ và túi đựng tinh của ống dẫn tinh bị bệnh, khi xuất tinh các chất tiết bệnh lý trộn lẫn vào tinh làm tinh trùng yếu đi hoặc bị chết.
Lãnh tinh còn gặp khi nghỉ lâu giữa 2 lần giao phối hoặc chế độ sử dụng bất hợp lý, chế độ ăn uống không đảm bảo, thức ăn thiếu Vitamin và khoáng, thiếu vận động. Trong trường hợp này cần loại bỏ các yếu tố bất lợi. Hàng ngày cần vệ sinh bao tinh hoàn Lợn bằng nước sạch. Trong mùa hè cần tắm mát hàng ngày.
4. Tinh trùng kỳ hình
Kiểu kỳ hình của tinh trùng có các dạng sau: Đầu biến dị, có hai đầu, gãy cổ, đầu cách ly, đuôi cong hoặc bẻ gập, hai đuôi, đuôi to... tinh trùng có đầu to quá hoặc bé quá nói lên sự rối loạn chức năng của tinh hoàn (viêm mãn tính, bị nóng quá). Nếu tinh trùng bị dị dạng đuôi và dập thì liên quan tới trạng thái bệnh lý ở ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, rối loạn chức năng điều tiết nhiệt của bao tinh hoàn hoặc do tinh hoàn quá nóng. Trường hợp đuôi tinh trùng bị vặn có thể là do nước lạnh lẫn vào tinh.
Yêu cầu tối thiểu cho hoạt lực tinh trùng là 0.8, nếu quá 20% kỳ hình sẽ phải loại thải.
Thường xuyên kiểm tra chất lượng tinh dịch để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nguồn: Người chăn nuôi.
- 35110 reads
Bài viết liên quan
14/09/2022
Gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh, được hỗ trợ bao...
24/04/2020
Chị Trịnh Nga ở Thường Tín- Hà Nội đã gửi về cho ban biên...
19/03/2020
Xin chào, gia đình tôi có đầu tư nuôi 200 con gà nuôi thịt...
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads