Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI

07/11/22 10:11:23 Lượt xem: 787
TẠI SAO PROBIOTIC CÓ GIÁ TRỊ THẦN KỸ TRONG CHĂN NUÔI HIỆN NAY. ?
PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI  -  HAY CÒN GỌI LÀ MEN VI SINH
Trong đường ruột heo có hàng trăm tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn lớn hơn 10 lần tế bào cơ thể. Vi khuẩn có lợi trong đường ruột được xếp thành 03 loại , 80% miễn dịch cơ thể nằm ở ống tiêu hóa.
Số lượng vi khuẩn ruột:
  1. Nhóm vi khuẩn có ích chiếm trên 90%, gồm phần lớn là các Loại kỵ khí.( Clostridia, Lactobacillus, bacillus…) Sản xuất ra axit lactic và các axit béo mạch ngắn.
  2. Nhóm 2 chiếm 1% chủ yếu là; Enterococcus và E. coli.
  3. Nhóm 3 chiếm 0.1% chủ yếu là những vi khuẩn gây bệnh. như Proteus, Staphylococci…
  • Vi khuẩn có ích (Lactobacillus, Bifidobacterium…) sống và hoạt động ở pH <4, trong khi đó v/k gây bệnh (E.Coli , Pseudomonas, Salmonella, Staphylococcus…) sống và hoạt động ở pH >4.
  •  Bằng cách nào đó đưa pH dịch ruột < 4 thì sẽ giúp kích thích v/k có ích phát triển và hạn chế v/k bệnh.
Ở điều kiện bình thường các vi khuẩn sống theo tỷ lệ:  90;1;0.1%. Nếu vi khuẩn có hại tăng lên tỷ lệ bị phá vỡ, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch ruột, suy giảm sức đề kháng của toàn cơ thể.
          Nguyên nhân suy giảm vi khuẩn có lợi thường do kháng sinh, hóa chất và nấm mốc độc hại có trong thức ăn, cũng như các bất lợi về môi trường, nóng ẩm, khí thải chuồng nuôi…
Nếu bổ sung (gieo lại) vi khuẩn có lợi thì sẽ duy trì được mối cân bằng với vi khuẩn có hại.
Để  “gieo lại” vi khuẩn có lợi người ta dùng tới các chế phẩm Probiotics. Theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức WHO, Fefena 2005 thì probiotic có chức năng :
Kháng khuẩn, chức năng hàng rào, chức năng miễn dịch, cũng là những tác nhân có tính chất kháng lại dị ứng. Các chức năng này không chỉ thông qua bản thân vi khuẩn mà còn thông qua DNA, chất tiết và vách tế bào vi khuẩn Probiotic và nấm men.
1.Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt chẽ các tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn gây bệnh, tăng sản sinh các phân tử bảo vệ như mucin và tăng sự sản sinh ra các enzyme của điểm bản trải của biểu mô ruột.
2.Chức năng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm giảm sản sinh các chất gây viêm, gây đáp ứng sản sinh kháng thể của hệ miễn dịch ruột để ngăn ngừa bệnh.
3.Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế sau:
  • Làm biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột, giảm vi khuẩn gây bệnh, giảm E.coli, Salmonella, Clostridia…
  • Sản sinh các chất kháng khuẩn axit béo mạch ngắn, axit lactic, bacteriocins. Có tác dụng ức chế cả vi khuẩn Gram  âm, Gram  dương
  • Tranh giành sự bám dính vào niêm ruột với vi khuẩn gây bệnh và phong tỏa niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn cản vi khuẩn bệnh xâm lấn vào bên trong.
  • Tranh giành chất dinh dưỡng với vi khuẩn bệnh. Ví dụ :  Probiotic hấp thụ một số loại đường đơn làm giảm tăng trưởng Clostridium difficile,…
 
                                  CÁC NHÓM PROBIOTIC THƯỜNG DÙNG TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂN NUÔI.
Bao gồm; vi khuẩn Lactic, bào tử Bacillus  và nấm men. Cơ chế tác động của từng nhóm như sau:
  1. Vi khuẩn Lactic. Thuộc tộc Lactobacillus.
Lactobacillus casei
Vi khuẩn này chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu hóa của người và động vật, chúng có khả năng lên men một số loại đường  để hình thành axit Lactic.
Cơ chế  hoạt động được nhận biết do (Servin, 2004)
  • Sản sinh axit lactic béo mạch ngắn, hạ thấp PH môi trường ruột, có tác dụng ức chế các vi khuẩn nhạy cảm với axit nhưng lại có lợi cho sự hoạt động và tăng trưởng của vi khuẩn có ích.
  • Sản sinh các chất ức chế vi khuẩn bệnh như bacteriocins, nicin…. Chúng giết các tế bào nhạy cảm bacteriocins bằng cách chọc thủng màng tế bào vi khuẩn, làm rò rỉ nguyên liệu của tế bào và giảm khả năng vận chuyển của màng.
  • Loại bỏ vi khuẩn bệnh và ngăn ngừa chúng bán dính vào màng niêm mạc ruột, bằng cách phát triển nhanh và hình thành hàng rào chống lại sự xâm lấn của các vi khuẩn gây bệnh thông qua cơ chế hình thành mucopolysaccharide và các chất nhầy niêm mạc khác.
  • Ức chế vi khuẩn bệnh sản sinh độc tố.
  • Kích thích khả năng miễn dịch không đặc hiệu của ruột.
  • Ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của axit mật và như vậy có lợi cho sự hấp thu mỡ.
  • Tác động lên biểu mô ruột và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
Vi khuẩn lactic có khả năng kháng a xít, nhưng kháng nhiệt kém như vậy không thích hợp cho việc sản xuất cám viên. Nhạy cảm với kháng sinh coccidiostats để điều trị cầu trùng.
  1. Bào tử Bacillus. Chủng Bacillus subtilis
B. subtilis có thể phân chia đối  xứng để tạo thành hai tế bào con (nhị phân phân hạch), hoặc không đối xứng, tạo bào tử trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn hán, độ mặn, bức xạ cực cao, pH dạ dầy thấp và dung môi, môi trường nghèo dinh dưỡng.
Tính ổn định cao của B. subtilis trong điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho vi sinh vật trở thành một trong những ứng cử viên hoàn hảo cho các ứng dụng chế phẩm sinh học
  • B. subtilis có khả năng sản sinh nhiều enzyme, nhưng quan trọng nhất là amylase (tiêu hóa tinh bột) và protease (tiêu hóa protein), lipase (tiêu hóa chất béo), 3 loại enzyme thuộc hệ thống men tiêu hóa.
  • B.subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi sinh vật khác, tác dụng lên cả vi khuẩn Gram(-), Gram(+) và nấm gây bệnh.
  • B. subtilis thường tồn tại trong sản phẩm ở trạng thái bào tử, nhờ vậy khi uống vào dạ dày, nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy. Ở ruột, bào tử nẩy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, nhất là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài.
Khả năng của vi khuẩn bacillus là hình thành bào tử, khi bào tử đi vào đường tiêu hóa cùng với thức ăn chúng nẩy mầm và tăng trưởng. So với sự nẩy mầm của hạt, thì sự nẩy mầm của bào tử B.subtilis có thay đổi rất sâu sắc về chuyển hóa. Các chất chuyển hóa trong quá trình nẩy mầm thải ra vào môi trường ruột và gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của vi khuẩn Bệnh. Bào tử B.subtilis phải được nảy mầm ở phần trên của ruột để thể hiện tất cả các hoạt tính của chúng.
Bào tử B.subtilis chịu nhiệt tốt, có thể sử dụng trong cám viên. Bào tử còn chịu được PH thấp ở dạ dày và có thể sống sót ở đây rồi đi tới ruột để nảy mầm và phát huy vai trò sinh học của chúng.
  1. Nấm  men. Chủ yếu là chủng Saccharomyces cerevisiae.

V/k E.coli bị dính kết trên bề mặt nấm men S. cerevisiae       
Cơ chế hoạt động như sau:
  • Trung hòa độc tố của vi khuẩn gây bệnh.
  • Kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic
  • Bám dính vào vào vi khuẩn có gây bệnh, làm cho vi khuẩn bệnh bất hoạt, đào thải ra ngoài theo phân.
  • Củng cố tính toàn vẹn của tế bào niêm mạc và tế bào ruột. làm tăng chiều cao vi lông nhung(villi) và độ sâu mào ruột (crypt). Nâng cao khả năng tiêu hóa hấp thu.
Hoạt chất sinh học chủ yếu gây ra các tác động trên của nấm men S. cerevisiae là B- Glucans.B-Glucan có tác dụng kích thích miễn dịch của con vật chủ thông qua cơ chế hoạt hóa hệ thống bổ thể nâng cao chức năng đại thực bào.
Saccharomyces sống thì không chịu nhiệt nên không thích hợp với cám viên.
LỢI ÍCH CỦA PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI.
  • Với heo con làm tăng tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và giảm tỷ lệ chết từ tiêu chảy. Ngoài ra, nhờ tăng trưởng đồng nhất mà thể trọng của cả đoàn đồng đều hơn, như tăng tỷ lệ tiêu hóa và tích lũy protein thức ăn, lượng nitơ thải ra môi trường giảm đi.
  • Trong chăn nuôi probiotic đã được áp dụng khoảng 15 năm trở lại đây. Probiotic thường được sử dụng như một phụ gia bổ sung để phòng tiêu chảy cho heo con khi chuyển từ cai sữa sang ăn thức ăn khô. Hạn chế vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt thay thế kháng sinh.
Có nhiều nghiên cứu và thí nghiệm có kết quả cao với tăng trưởng và E.coli. Gần đây Mavromichalis (12/2014)  có kết luận rằng :
  • Probiotic có tác dụng tốt trên gà thịt và heo con, có thể do những tác động vật ở giai đoạn này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Nên cần dùng Probiotic có tác dụng cao.
  • Chế phẩm probiotic có thể khỏi bệnh ở trại này nhưng không khỏi ở trại khác. Nguyên nhân là do có sự khác nhau về hệ sinh thái vi sinh. Điều này là đúng đối với các phụ gia tác động vào hệ vi sinh đường ruột.
  •  Trợ giúp đắc lực cho hệ miễn dịch của ruột: vi khuẩn probiotic giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoạt động của hệ miễn dịch niêm mạc ruột, nó giúp hệ miễn dịch ruột sản sinh kháng thể khi ruột nhiễm vi khuẩn bệnh (cần chú ý rằng 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở ruột).
Kết luận
Sử dụng probiotic trong chăn nuôi có tác dụng duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tăng cường năng lực miễn dịch ruột, kích thích tiêu hóa, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Sử dụng cùng với thảo dược và vitamin khác có thể loại bỏ hoàn toàn kháng sinh bổ sung vào thức ăn. Tuy nhiên phải sử dụng đúng cách thì hiệu quả chăn nuôi khi bổ sung probiotic mới phát huy đầy đủ.
Công ty cổ phần Hải Nguyên đã tiếp nối các kết quả nghiên cưu của trường đại học nông nghiệp 1, đã có thời gian 20 năm liên tục củng cố, phát triển các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đã trở thành công ty tiên phong đi đầu về lĩnh vực Probiotic của Việt Nam. Từ năm 2009 có đề tài cấp nhà nước nghiên cứu sản phẩm HN.LBS 40%. Kết giữa Probiotic và thảo dược để điều trị bệnh lợn con phân trắng. đã được các nhà khoa học nghiệm thu và công nhận kết quả vào năm 2012. Từ đó đến nay công ty đã áp dụng nhiều công nghệ vào sản xuất. kết hợp hoàn hảo giữa Probiotic và thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả và có nhiều sản phẩn nổi tiếng hiện nay. HN -LBS 40% Kháng thể lợn con, Garlic Oil Pig dạng xịt điều trị phân trắng lợn con, Long đờm thảo dược, dịch cao tỏi, HN – Thảo dược ngăn chặn hen trên gà, Thiên chỉ G. điều trị cầu trùng, đầu đen….
Bải viết trên có dùng số liệu của các tác giả là chuyên gia về Probiotic. Do Thạc sỹ. Đào Thế Hải. soạn bài.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
PHÂN BIỆT MEN TIÊU HÓA VÀ MEN VI SINH
Thân gửi các khách hàng !
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng: Tại đây dịch bài tiết là nước bọt trong đó chủ yếu có men Amilaza có tác dụng phân giải tinh bột chín thành đường Mantozo. Ngoài ra còn có chất nhầy để bảo vệ niêm mạc miệng và làm thức ăn được trơn dễ nuốt.
Đến dạ dày thì dịch vị gồm các men tiêu hóa, acid clorhidric (Hcl) và chất nhầy.
Men tiêu hóa ở dạ dày
- Pepsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Trong môi trường toan (pH < 5,1) được hoạt hóa thành pepsin hoạt động, phân giải protein của thức ăn thành các mạch dài (polypeptra) hoặc ngắn (pepton).
- Lipase: Tác dụng tiêu hóa lipid của thức ăn đã được nhũ tương hóa (lipid của trứng và sữa) bằng cách cắt liên kết este giữa glycerol với acid béo thành acid béo và monoglycerid.
- Men sữa - caseinogen (Lacto - ferment remin) phối hợp với ion Ca++ phân giải protein hòa tan của sữa thành các caseinat Ca kết tủa được giữ lại ở dạ dày, còn phân lỏng gọi là nhũ thanh được đưa ngay xuống ruột non. Nhờ đó dạ dày có thể tiếp nhận một thể tích sữa lớn hơn dung tích của chính nó.
Acid clorhidric (Hcl) làm tăng hoạt tính của pepsin. Phá vỡ vỏ liên kết bao bọc quanh các bó sợi cơ trong thức ăn và hòa tan Mcleoprotid tạo điều kiện cho pepsin tiêu hóa protein, ngoài ra Hcl còn có tác dụng sát khuẩn.
Chất nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất glycoside đặc biệt có trong chất nhầy giúp vitamin B12 được hấp thu dễ dàng hơn tránh bị thiếu máu.
Như vậy ổ dạ dày thức ăn mới chỉ bắt đầu được tiêu hóa khoảng 30-40%, tinh bột chín được biến thành Mantoza và Dextrin, protein được hòa tan, một phần được phân hủy thành pepton và polypeptide. Chỉ có lipid của trứng và sữa là được tiêu hóa ở dạ dày. Đây là một quá trình chuẩn bị để thích hợp với quá trình tiêu hóa tích cực và triệt để hơn ở ruột non.
Ruột non là nơi hoàn tất quá trình tiêu hóa các thức ăn và thực hiện hấp thu các chất dinh dưỡng qua niêm mạc vào máu. Ở ruột non có 3 loại dịch tiêu hóa là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột.
Dịch tụy: Có đủ các loại men để tiêu hóa protein, lipid và glucid.
- Men tiêu hóa protid: gồm có trypsin, chymotrypsin và carboxypeptidase. Tác dụng phân giải protein của thức ăn thành polypeptid sau đó lại phân giải polypeptid thành các dipeptide acid amin.
- Men tiêu hóa lipid: Bao gồm lipase tụy phân giải được gần như hoàn toàn triglycerid của thức ăn do ở ruột có mật làm cho lipid của thức ăn bị nhũ tương hóa. Còn có phospholipase phân giải mọi loại phospholipid của thức ăn và cholesterol esterase phân giải este của cholesterol thành acid béo và sterol.
Với nhóm men này mọi loại lipid của thức ăn đã bị tiêu hóa hoàn toàn thành glycerol và acid béo.
- Men tiêu hóa glucid: Gồm Amylase phân giải cả tinh bột chín và sống thành Maltose và Maltase phân giải Maltose thành glucose.
- Như vậy trong thực tế dịch tụy có thể thay thế cho tất cả các dịch tiêu hóa khác. Khi bị suy dinh dưỡng, tuyến tụy bị teo đét, khả năng bài tiết dịch tụy giảm đi làm rối loạn nghiêm trọng việc tiêu hóa và hấp thu.
Dịch mật: Do gan bài tiết ra. Mật gồm muối mật và sắc tố mật. Muối mật làm nhũ tương hóa tất cả các lipid thức ăn làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa, góp phần hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid. Muối mật còn cần thiết cho việc hấp thu các vitamin tan trong dầu gồm vitamin D, A, E, K.
Dịch ruột: Cũng có đầy đủ các nhóm men tiêu hóa protein, lipid và glucid.
Men tiêu hóa protid gồm aminopeptidase, dipeptidase... có tác dụng phân giải các peptid, dipeptid thành các acid amin để cơ thể hấp thu được.
Các men này không tác dụng thẳng lên protid của thức ăn mà chỉ tiếp tục tác dụng lên các chất dinh dưỡng đã bị các men của dịch vị và dịch tụy công phá.
 
 

Bài viết liên quan

02/12/2022
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Để chăn nuôi...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
16/11/2022
Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO